-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
22/11/2022 11:44
DẤU HIỆU VIÊM TUYẾN GIÁP AI CŨNG CẦN BIẾT
Viêm tuyến giáp là hiện tượng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời viêm tuyến giáp kéo dài có thể dẫn đến suy giáp không hồi phục. Hầu hết các bệnh nhân khi phát hiện đều ở giai đoạn muộn. Vậy hãy cùng Nhật Minh Group tìm hiểu về các dấu hiệu viêm tuyến giáp qua bài viết dưới đây.
- Thể viêm giáp cấp tính
Nguyên nhân của viêm giáp cấp tính là do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Do đó, người bệnh có những biểu hiện khá đặc trưng của nhiễm trùng như: Mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, rét run. Vùng cổ sưng nóng và đau, lan về phía tai, xương hàm dưới, tự phát và tăng lên khi di động hoặc sờ nắn. Ngoài ra còn có các triệu chứng như: Khó thở, khó nuốt, khó nói, ho, chủ yếu là ho khan. Người bệnh ở giai đoạn này có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Thể viêm giáp bán cấp
Dấu hiệu ban đầu thường là: Đau người, đau họng, sốt nhẹ. Sau đó người bệnh sốt cao đột ngột hoặc từ từ kèm theo những cơn đau vùng cổ và đau có thể lan lên tai, kèm theo khó nuốt, khó thở. Ở thể này tuyến giáp thường sưng to, rất đau. Ở thể này, người bệnh thường tự khỏi, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
-Viêm tuyến giáp dạng u hạt: Thường xuất hiện sau một đợt bị viêm hầu họng hoặc viêm đường hô hấp trên. Do đó, bệnh nhân thường khởi phát bằng những triệu chứng đau người, đau họng, sốt nhẹ. Sau đó sốt cao, đau vùng cổ, thường sưng to tuyến giáp, sờ mềm, rất đau. Đặc biệt đa số người bệnh sẽ trở lại bình thường sau vài tuần hoặc xuất hiện suy giáp nhẹ, thoáng qua.
- Viêm tuyến giáp lympho: Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Với đặc điểm bướu đột ngột to ra thì người bệnh không hề thấy đau như các dạng viêm khác. Bệnh có 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn cường giáp: Bệnh nhân thường xuyên thấy hồi hộp, trống ngực, ăn nhiều nhừn không lên cân.
+ Giai đoạn bình giáp: Tuyến giáp người bệnh có biểu hiện chắc lại, kéo dài trong gần 1 tháng.
+ Giai đoạn suy giáp:
+ Giai đoạn hồi phục: Bệnh có xu hướng kết thúc nhanh, tuy nhiên đối với phụ nữ mới sinh bị viêm tuyến giáp rất dễ tái phát bệnh trong lần mang thai tiếp theo.
- Viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm tuyến giáp Hashimoto: Lúc đầu người bệnh rất khó nhận ra, khi bệnh nặng, tuyến giáp to lên, chèn ép cổ, bệnh nhân sẽ bắt đầu có những vấn đề về trí nhớ. Biểu hiện bên ngoài như bướu cổ, mặt phù, giọng khàn, người bệnh sẽ luôn thấy mệt mỏi, tăng cân liên tục và đau cơ. Đây là loại ảnh hưởng xấu nhất đến cơ thể, có thể gây vấn đề tim mạch, thần kinh và dị tật bẩm sinh.
Viêm tuyến giáp Riedel: Cổ nguời bệnh dột nhiên to, cứng như có khối, gây khó chịu, khó nuốt. Bướu chắc, không di động.
Phân biệt viêm tuyến giáp với các bệnh dễ nhầm khác
Ở giai đoạn đầu, hầu hết các dấu hiệu viêm tuyến giáp đều không điển hình và ngắt quãng. Việc chẩn đoán tương đối khó và khiến chúng ta dễ lầm tưởng với một số bệnh lý khác như:
- Triệu chứng sốt, khó nói, khó nuốt,…rất phổ biến trong các bệnh hàng ngày. Thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng suy giáp thì các biểu hiện cũng không tránh khỏi việc nhầm lẫn.
- Bệnh nhân thường mệt mỏi, suy nghĩ, hành động chậm chạp, trí nhwos suy giảm, tăng cân, ớn lạnh, nhịp tim chậm,…
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về bệnh viêm tuyến giáp. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị khịp thời.