CÔNG TY CỔ PHẦN NHẬT MINH HOLDINGS GROUP
time_header Thời gian làm việc: 8:00 - 22:00
Giỏ hàng
Đặt hàng nhanh 0782136996
SỐT XUẤT HUYẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

SỐT XUẤT HUYẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

SỐT XUẤT HUYẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Sốt xuất huyết là một trong những bênh truyền nhiễm phổ biến hiện nay gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tử vong. Vậy nên, mỗi gia đình cần nắm vững về bệnh sốt xuất huyết tránh để bệnh diễn biến nặng. Cùng Dược Nhật Minh tìm hiểu về các cách phòng chống sốt xuất huyết qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus mang Dengue có trong muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti). Bệnh có khả năng lây từ người nay qua người khác qua vật trung gian là muỗi vằn, thời gian phát bệnh chỉ từ 4 – 5 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.

Sốt xuất huyết thường bùng phát vào thời điểm nào trong năm?

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên muỗi vằn sinh sản rất nhiều. Nhất là khoảng thời gian tháng 3 – tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 – tháng 11 hàng năm. Đây là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em đều có triệu chứng như nhau. Khi bị nhiễm virus, người bệnh sẽ gặp phải một trong hai trường hợp: Sốt xuất huyết biểu hiện ra ngoài Sốt xuất huyết nội tạng.

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ

Trong trường hợp này, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn diễn biến dữ dội hơn trẻ em. Bắt đầu bằng triệu chứng sốt (xuất hiện từ 4-7 ngày sau khi nhiễm virus và kèm theo các triệu chứng như:

  • Đau phía sau mắt.
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng.
  • Đau khớp và cơ.
  • Sốt cao có thể lên tới 40,5 độ.
  • Phát ban
  • Buồn nôn và ói mửa.

Triệu chứng sốt xuất huyết nội tạng

Bệnh nhân có thể bị sốt xuất huyết nội tạng (đường tiêu hóa và xuất huyết não), triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn gây sốt xuất huyết đường tiêu hóa sẽ bao gồm biểu hiện đau đầu và sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc có lẫn máu tươi, trên da bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi, xanh xao,…

Trường hợp xuất huyết não sẽ rất khó nhận biết vì triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn không rõ rang, có thể bệnh nhân chỉ bị sốt, đau đầu, liệt chân, tay hoặc liệt nửa người sau đó hôn mê, dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết?

Qua vật trung gian là muỗi vằn, bệnh sốt xuất huyết có thể lây truyền từ người sang người. Vậy nên để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt
  • Thu gom, tiêu hủy những vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà
  • Không tích trữ nước trong nhà, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Phát quang bụi rậm quanh nhà, ngoài vườn
  • Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà
  • Ngủ màn để tránh bị muỗi đốt
  • Đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn
  • Sử dụng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi ở vị trí các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da, mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt
  • Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần được nằm ngủ trong màn, tránh muỗi đốt lây bệnh sang người khác

Mỗi người chúng ta cần chủ động động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình. Nếu thấy xuất hiện một trong số các triệu chứng nêu trên. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.