-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
17/11/2022 03:50
TRẺ UỐNG KHÁNG SINH BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP?
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, khi điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhiều trường hợp để lại tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa ở trẻ còn non nớt nên rất dễ gặp phải tình trạng này. Cùng Nhật Minh tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp qua bài viết dưới đây nhé!
- Vì sao trẻ uống kháng sinh lại bị rối loạn tiêu hóa?
Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em khi hệ tiêu hóa của chúng còn non nớt và nhạy cảm. Đây không phải tình trạng quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị và để kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khả năng tiêu hóa thức ăn kém gây đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, chán ăn, hấp thu kém gây còi cọc, chậm lớn.
Trong đường ruột con người có chứa gồm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hệ vi sinh đường ruột gồm 85% vi khuẩn có lợi là 15% là vi khuẩn có hại tạo nên một hệ vi sinh cân bằng giúp đường ruột khỏe mạnh. Tuy nhiên, hệ vi sinh ấy có thể bị thay đổi khi người bệnh dùng thuốc kháng sinh. Khi vào cơ thể, thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn mà không phân biệt đó là vi khuẩn có lợi hay có hại. Khi hệ vi sinh đường ruột không còn cân bằng thì việc tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu, tăng cường miễn dịch hay ổn định đường tiêu hóa sẽ giảm đi. Do đó, tình trạng rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng điển hình như: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,…
- Các triệu chứng của tiêu chảy liên quan tới kháng sinh?
Các vi khuẩn có lợi còn có một chức năng là kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn cơ hội mang tên Clostridium difficile (C.diff) gây tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày. Tình trạng này có thể xuất hiện một tuần sau khi sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó, tình trạng đi ngoài có thể phát triển trong vài tuần sau khi kết thúc đợt điều trị.
Các biểu hiện khi nhiễm vi khuẩn C.diff:
- Đau bụng hoặc chuột rút.
- Sốt.
- Giảm sự thèm ăn.
- Buồn nôn.
Một số loại kháng sinh dễ gây tiêu chảy hơn cả gồm: Penicillin, Amoxicilin, Clindamycin, Cephalexin, Cefpodoxime,…
- Nên ăn thực phẩm vì để điều trị bệnh tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh?
- Ăn thực phẩm ít chất xơ: mặc dù thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhưng ăn chúng khi bị tiêu chảy sẽ khiến triệu chứng nặng nề hơn.
- Bổng sung thêm Kali.
- Bù nước, bù điện giải.
4. Các biện pháp tự chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống, ba mẹ có thể thực hiện các biện pháp khác giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy khi sử dụng thuốc kháng sinh.
- Bổ sung lượng chất lỏng bị mất: tiêu chảy nhiều lần có thể dẫn tới mất nước. Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả ít đường. Nếu trẻ bị nặng hơn có thể cân nhắc sử dụng Oresol.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy: loperamide có thể có hiệu quả làm giảm các triệu chứng của trẻ. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ trước khi cho bé sử dụng. Bởi trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy có thể làm chậm thời gian đào thải chất độc trong dường tiêu hóa. Điều này dẫn tới trẻ có nguy cơ bị các biến chứng khác.
5.Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?
Liên hệ với bác sĩ hoặc đến các bệnh viện gần nhất, nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh và có các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy trên 5 lần/ngày.
- Có lẫn máu hoặc mủ tỏng phân trẻ.
- Sốt.
- Đau bụng.
Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ nhẹ hơn, bác sĩ có thể chỉ định mẹ ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cho đến khi trẻ hết bị tiêu chảy hoặc kê một loại kháng sinh khác ít nguy cơ bị tiêu chảy hơn.